Các chỉ tiêu kỹ thuật của dao động ký Dao_động_ký

  • Phạm vi tần số công tác: được xác định bằng phạm vi tần số quyeets. Nếu muốn quan sát một tín hiệu có thời gian đi lên (rise time) T, thì dùng công thức sau PVCT * T = 0,35.[3] Thí dụ nếu T = 1*10-9sec (1 nanosec) thì tần số công tác của dao động ký phải là 350 MHz. Hãng Agilent khuyên là nên dùng mốt dao động ký có bandwith ít nhất cao hơn 5 lần tần số của tín hiệu đang quan sát, thí dụ nếu muốn theo dõi một hình sin có tần số 50 MHz, thì cần một dao động ký có bandwith ít nhất là 250 MHz.[4]
  • Số lần lấy mẫu (sample rate) trong 1 giây (sample/sec) - chỉ dùng cho dao động ký số. Thường thì số lần lấy mẫu khoảng chừng 10 lần tần số cao nhất mà ta muốn đo. Thí dụ, để quan sát một tín hiệu 1 MHz thì phải lấy 10 triệu mẫu/giây.
  • Dộ dài của bộ nhớ, tính bằng số điểm của tín hiệu được ghi lại trong bộ nhớ; chỉ dùng cho dao động ký có bộ nhớ
  • Độ nhạy(hệ số lái tia theo chiều dọc): mV/cm

Là mức điện áp cần thiết đưa đầu vào kênh lệch dọc bằng bao nhiêu mV để tia điện tử dịch chuyển được độ dài 1 cm theo chiều dọc của màn sáng. Độ nhạy có thể tính được bằng mm/V.

  • Đường kính màn sáng: Osiloscope càng lớn, chất lượng càng cao thì đường kính màn sáng càng lớn(thông thường khoảng 70-150mm)
  • Ngoài ra còn có hệ số lái tia theo chiều ngang, trở kháng vào,…